Theo Nghị định số 44/2016/NĐ-CP, công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động được phân chia thành 6 nhóm đối tượng chính.
Đối tượng huấn luyện an toàn lao động nhóm 1
Căn cứ luật an toàn lao động, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 quy định chi tiết một số điều của luật an toàn, vệ sinh lao động;
Căn cứ theo điều 2 của luật an toàn lao động quy định người sử dụng lao động phải tham gia tập huấn an toàn lao động. Nhằm giúp người sử dụng lao động nắm được kỹ năng giải pháp thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động, Giảm những tổn thất về tài sản, con người cho doanh nghiệp;
Người quản lý phụ trách công tác ATVSLĐ được quy định như sau:
- Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh, phòng, ban, chi nhánh trực thuộc hoặc cấp phó được giao nhiệm vụ phụ trách công tác ATVSLĐ;
- Phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật hoặc cấp phó giao nhiệm vụ phụ trách công tác ATVSLĐ;
- Quản đốc phân xưởng hoặc tương đương hoặc cấp phó giao nhiệm vụ phụ trách công tác ATVSLĐ.
Người làm công tác quản lý tại sao cần phải học an toàn?
Dưới đây là một số lý do và ví dụ mà người làm công tác quản lý cần phải học an toàn:
- Nếu bạn là người làm công tác quản lý nghĩa là bạn đang là người đại diện cho người sử dụng lao động. Vì thế việc hiểu rõ hơn về công tác an toàn sẽ giúp bạn hỗ trợ tốt hơn cho người làm công tác an toàn vệ sinh lao động.
- Ngoài ra, việc tham gia khóa huấn luyện an toàn lao động theo nghị định 44 là đáp ứng đúng yêu cầu của pháp luật. Việc này thể hiện được bạn không chỉ là người có trách nhiệm với người lao động mà còn với cả cộng đồng. Bởi:
- Nếu có tai nạn lao động xảy ra – chỉ là trường hợp nhẹ, không nguy hiểm đến tính mạng, thì dù ít hay nhiều cũng ảnh hưởng đến kinh tế của chính bản thân người lao động. Họ phải tốn một khoản viện phí không nhỏ. Bạn cũng hiểu rằng mức lương của họ mỗi ngày là không nhiều. Thế nên khoản chi phí này cũng rất đáng kể với họ.
- Nếu trường hợp người này là trụ cột chính của gia đình và tai nạn xảy ra nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính mạng của chính họ. Trước tiên, gia đình họ sẽ là người gánh chịu những mất mát và tổn thất nặng nề cả về thể chất lẫn tinh thần. Sau đó, là bản thân tổ chức, doanh nghiệp cũng sẽ bị tổn thất một khoản chi phí không nhỏ để bồi thường lao động cho họ.
Nội dung huấn luyện an toàn lao động nhóm 1
Căn cứ theo Nghị định số 44/2016/NĐ-CP, nội dung huấn luyện an toàn lao động nhóm 1 được quy định như sau:
- Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
- Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:
- Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở;
- Phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động;
- Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động;
- Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.
Thời gian huấn luyện an toàn lao động nhóm 1
Thời gian huấn luyện an toàn lao động nhóm 1 được quy định là 16 giờ ~ tương đương 2 ngày.
Chứng nhận huấn luyện an toàn lao động nhóm 1
Để nhận được chứng chỉ an toàn lao động nhóm 1, bạn cần tham gia huấn luyện an toàn lao động. Sau khi hoàn thành khóa học, bạn sẽ được cấp chứng chỉ. Chứng chỉ an toàn lao động nhóm 1 có thời hạn 2 năm. Nếu muốn xin lại chứng chỉ, bạn cần phải huấn luyện định kỳ ít nhất 2 năm 1 lần.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin quan trong liên quan đến huấn luyện an toàn lao động nhóm 1. Hy vọng qua bài viết trên, bạn sẽ hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc huấn luyện an toàn lao động, từ đó tham gia các khóa học cần thiết để đảm bảo an toàn cho bản thân, người lao động và đồng nghiệp.